Văn hóa Văn minh cổ Babylon

Văn hóa Lưỡng Hà thời đại đồ đồng đến thời đồ sắt sớm thường được gọi là văn hóa "Assyria-Babylonia", vì mối liên hệ chặt chẽ về dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa của hai trung tâm chính trị. Thuật ngữ "Babylonia", đặc biệt là trong các tác phẩm từ khoảng đầu thế kỷ 20, trước đây cũng được sử dụng để bao gồm lịch sử tiền Babylon của Nam Lưỡng Hà chứ không chỉ mình thành bang Babylon sau này. Cách sử dụng địa lý của cái tên "Babylonia" nói chung đã được thay thế bằng thuật ngữ chính xác hơn là Sumer hoặc Sumer-Akkad trong các nghiên cứu gần đây khi đề cập đến nền văn minh Lưỡng Hà tiền Assyria-Babylonia.

Tôn giáo

Bài chi tiết: Tôn giáo Babylon
Con dấu hình trụ Babylon cổ làm từ hematit, cảnh Nhà vua hiến tế súc vật dâng lên Shamash.[22]

Thần thoại Babylon bị ảnh hưởng rất lớn từ thần thoại Sumer, được ghi chép trên các phiến đất sét bằng chữ hình nêm có nguồn gốc từ chữ hình nêm Sumer. Các huyền thoại thường được viết bằng tiếng Sumer hoặc Akkad, dưới dạng các văn bản Sumer được phiên âm (đáng chú ý nhất là phiên bản Babylon của Sử thi Gilgamesh) hoặc dưới dạng văn học thần thoại Babylon ảnh hưởng bởi Sumer và Akkad (đáng chú ý nhất là Enûma Eliš) với tên của một số vị thần được thay đổi.

Một số câu chuyện trong Kinh Thánh được cho là dựa trên, chịu ảnh hưởng hoặc lấy cảm hứng từ các huyền thoại Cận Đông cổ đại.[23]

Nghệ thuật và kiến trúc

Hình nam và nữ, Cổ Babylon, phù điêu đất sét nung, Nam Lưỡng Hà, Iraq

Ở Babylonia rất giàu đất sét nhưng không có nhiều đá, dẫn đến việc hầu như mọi thứ đều sử dụng vật liệu gạch bùn; các đền thờ Babylon, Sumer và Assyria là những công trình kiến trúc khổng lồ bằng gạch thô được nâng đỡ bằng trụ, có cống thoát nước mưa. Ở Ur còn lại một cống thoát nước như vậy làm bằng chì. Việc sử dụng gạch đã dẫn đến sự phát triển các dạng đầu tiên của cột và cột bổ tường, cùng với bích họa và gạch men. Các bức tường được tô màu rực rỡ, đôi khi được dát kẽm hoặc vàng, hoặc ốp gạch men. Chụp ngọn đuốc bằng đất nung sơn màu cũng được làm từ khuôn thạch cao. Ở Babylon, thay cho phù điêu, người ta thường sử dụng tượng người ba chiều. Sự thiếu hụt về đá ở Babylon đã khiến cho đá cuội trở thành vật liệu quý giá, dẫn đến sự ra đời của nghệ thuật cắt đá có kĩ thuật hoàn hảo cao độ.[24]

Văn học

Hầu hết các thị trấn và đền thờ đều có thư viện. Có một câu ngạn ngữ cổ của người Sumer rằng "Một kinh sư ưu tú thường dậy từ lúc bình minh". Phụ nữ cũng như đàn ông đều được học đọc và viết,[25][26] và trong thời kỳ Semit, việc này yêu cầu cả kiến thức về ngôn ngữ Sumer đã tuyệt chủng, với hệ thống âm tiết phức tạp và sâu rộng.[25]

Một lượng đáng kể văn học Babylon là tác phẩm dịch từ bản gốc Sumer, tôn giáo và luật pháp tiếp tục được viết bằng tiếng Sumer. Từ vựng, ngữ pháp và bản dịch song ngữ được biên soạn để cho học trò sử dụng, cũng như các bài bình luận về các văn bản cũ và giải thích các từ và cụm từ tối nghĩa. Người ta sắp xếp và đặt tên tất cả chữ cái kí âm, cũng như soạn thảo chúng thành các danh sách công phu.[25]

Có rất nhiều tác phẩm văn học Babylon đã được biết đến ngày nay. Nổi tiếng nhất trong số đó là Sử thi Gilgamesh nằm trong mười hai phiến đất sét, được biên soạn từ các văn bản tiếng Sumer bởi Sin-liqi-unsinni. Sử thi nói về những cuộc phiêu lưu của Gilgamesh, vị vua bán lịch sử/thần thoại của Uruk, có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn cổ xưa và các câu chuyện khác nhau.[25]

Thiên văn học

Bài chi tiết: Thiên văn học Babylon

Các phiến đất sét có niên đại từ thời Babylon cổ ghi lại việc ứng dụng toán học vào tính toán sự biến thiên độ dài của ngày trong một năm mặt trời. Hàng thế kỷ quan sát của người Babylon về các hiện tượng thiên thể được ghi lại trong các bảng chữ chữ hình nêm được gọi là 'Enūma Anu Enlil'. Văn bản thiên văn quan trọng lâu đời nhất cho đến nay là Phiến 63 của 'Enūma Anu Enlil', phiến Venus của Ammi-Saduqa, liệt kê những lần mọc đầu và cuối của Sao Kim trong khoảng 21 năm và là bằng chứng sớm nhất của việc nhận biết chu kì của một hành tinh. Thước trắc tinh hình chữ nhật cổ nhất có từ thời Babylon k. 1100 TCN, goi là MUL. APIN, chứa các danh mục sao và chòm sao cũng như các sơ đồ dự đoán mọc lúc rạng đông và đặc điểm của các hành tinh, độ dài của ban ngày được đo bằng đồng hồ nước, gnomon, bóng và nhuận. Văn bản GU của Babylon sắp xếp các ngôi sao thành "chuỗi" nằm dọc các vòng xích vĩ để đo xích kinh độ hoặc khoảng thời gian, và cũng bao gồm cả các ngôi sao nằm ở thiên đỉnh, phân tách bằng các khác biệt về xích kinh độ.[27][28]

Cung hoàng đạo là một phát minh của người Babylon thời cổ đại.[29] Có nhiêu văn bản chữ hình nêm ghi chép về các quan sát nhật thực gốc của người Lưỡng Hà.

Đến thời Tân Babylon, trong số các ngành khoa học, thiên văn họcchiêm tinh học vẫn chiếm một vị trí danh giá trong xã hội.[25] Thiên văn học Babylon là nền tảng cho thiên văn học Hy Lạp cổ đại, thiên văn học cổ điển Ấn Độ, Sasan, Byzantine và Syria, thiên văn học Hồi giáo thời trung cổ, và thiên văn học ở Trung ÁTây Âu.[25][27] Do đó, thiên văn học Tân Babylon có thể được coi là tiền thân trực tiếp của phần lớn toán học và thiên văn học Hy Lạp cổ đại, đến lượt nó lại là tiền thân lịch sử của cuộc cách mạng khoa học châu Âu (phương Tây).[30]

Trong thế kỷ thứ 8 và 7 TCN, các nhà thiên văn học Babylon đã phát triển một hướng tiếp cận mới đối với thiên văn học. Họ bắt đầu nghiên cứu triết học về bản chất lý tưởng của vũ trụkhai và sử dụng logic nội tại trong hệ thống hành tinh dự đoán của họ. Đây là một đóng góp quan trọng cho thiên văn học và triết học khoa học, một số học giả đã gọi phương pháp mới này là cuộc cách mạng khoa học đầu tiên.[31] Cách tiếp cận mới này đối với thiên văn học đã được đón nhận và phát triển hơn nữa trong thiên văn học Hy Lạp cổ điển và Hy Lạp hóa.

Đến thời Seleukos và Parthia, các ghi chép thiên văn có tính khoa học toàn diện.[25] Sự phát triển phương pháp dự đoán chuyển động của các hành tinh của người Babylon được coi là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử thiên văn học.

Nhà thiên văn học Babylon duy nhất được biết đến là người ủng hộ mô hình nhật tâm là Seleukos của Seleucia (sinh 190 TCN),[32][33][34] được nhắc đến trong các tác phẩm của Plutarch. Ông cho rằng Trái đất quay quanh trục của chính nó, và quay quanh Mặt trời. Theo Plutarch, Seleukos thậm chí đã chứng minh hệ thống nhật tâm, nhưng không rõ ông đã sử dụng những luận cứ nào.

Y học

Đơn thuốc liên quan đến ngộ độc. Phiến đất nung, từ Nippur, Iraq, thế kỷ 18 TCN. Bảo tàng cổ đại phương Đông, Istanbul.

Các văn bản lâu đời nhất của Babylon (bằng tiếng Akkad) về y học bắt nguồn từ triều đại Babylon đầu tiên trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN[35] mặc dù các đơn thuốc sớm nhất xuất hiện ở Sumer trong triều đại thứ ba của Ur.[36] Tuy nhiên, văn bản y học Babylon chi tiết nhất là Cẩm nang Chẩn đoán được viết bởi một ummânū, hay Đại học giả, Esagil-kin-apli của Borsippa, dưới triều đại của Adad-apla-iddina (1069).

Cẩm nang Chẩn đoán đã giới thiệu các phương pháp trị liệu và bệnh lí, sử dụng phương pháp kinh nghiệm, logiclý tính trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Văn bản chứa một danh sách các triệu chứng y khoa và quan sát chi tiết theo kinh nghiệm, cùng với các quy tắc logic kết hợp các triệu chứng quan sát được trên cơ thể bệnh nhân với chẩn đoán và tiên lượng.

Cùng với y học Ai Cập cổ đại cũng thời, người Babylon đã đưa ra các khái niệm chẩn đoán, tiên lượng, thực khámkê đơn thuốc. Các triệu chứng và bệnh được điều trị thông qua các phương pháp trị liệu như băng bó, bôi thuốc mỡ và uống thuốc. Nếu một bệnh nhân không thể được chữa khỏi về mặt thể chất, các y sĩ Babylon thường tiến hành trừ tà để thanh tẩy bệnh nhân khỏi nguyền rủa. Y học Babylon thời kì sau cũng tương tự với y học Hy Lạp thời kỳ đầu ở nhiều mặt. Đặc biệt, các chuyên luận đầu tiên của Hippocrates thể hiện ảnh hưởng của y học Babylon về cả nội dung và hình thức.[37]

Toán học

Babylonia dùng hệ thống số đếm lục thập phân. Đây là nguồn gốc của cách sử dụng 60 giây một phút, 60 phút một giờ và 360 độ (60 × 6) một vòng tròn thời hiện đại. Người Babylon biết xác định căn bậc hai của hai chính xác đến bảy chữ số,biết về định lý Pythagore từ trước Pythagoras (trên một phiến đất sét c. 1900 TCN)

Các ner 600 và sar 3600 được hình thành từ các đơn vị 60, tương ứng với một độ của đường xích đạo. Họ cũng có kiến thức cơ học để sử dụng đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, đòn bẩy và ròng rọc. Một ống kính pha lê làm từ máy tiện đã được Austen Henry Layard phát hiện tại Nimrud cùng với những chiếc bình thủy tinh mang tên Sargon; ống kính này có thể được dùng trong việc quan sát bầu trời.[38]

Người Babylon có thể đã quen thuộc với các quy tắc đo diện tích. Họ tính chu vi đường tròn bằng ba lần đường kính và diện tích bằng một phần mười hai bình phương của chu vi, điều này là đúng trong trường hợp lấy π bằng 3. Thể tích của một hình trụ là tích của đáy và chiều cao, tuy nhiên, thể tích của sự hình nón hoặc hình chóp vuông được tính không chính xác bằng chiều cao nhân với một nửa diện tích đáy. Ngoài ra, có một phát hiện gần đây tìm được một phiến đấy sét sử dụng số π bằng 3 và 1/8.

Người Babylon cũng có đơn vị dặm Babylon, tương đương với 11 km ngày nay. Đơn vị khoảng cách này cuối cùng được chuyển đổi thành đơn vị dặm thời gian, sử dụng để đo thời gian theo hành trình của Mặt trời.[39] Người Babylon cũng sử dụng biểu đồ không gian thời gian để tính vận tốc của Sao Mộc. Đây là một ý tưởng được coi là hiện đại, bắt nguồn từ Anh và Pháp thế kỷ 14 và dùng trong phép tính tích phân.[40]

Triết học

Nguồn gốc của triết học Babylon có thể bắt nguồn từ văn học hiền triết Lưỡng Hà thời kỳ đầu, thể hiện những triết lý nhất định của cuộc sống, đặc biệt là đạo đức, trong các hình thức biện chứng, đối thoại, thơ sử thi, dân ca, thánh ca, bài hát, văn xuôi, tục ngữ. Lý luậnlý tính thời Babylon đã phát triển vượt ra ngoài quan sát thực nghiệm.[41]

Có thể triết học Babylon có ảnh hưởng đến triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là triết học Hy Lạp hóa. Văn bản Babylon Đối thoại của người bi quan có điểm tương đồng với các suy nghĩ chủ vận của các nhà ngụy biện và các học thuyết Heraclitus về sự tương phản, và các đối thoại của Plato, cũng như là tiền chất cho phương pháp gợi hỏi của Socrates.[42] Nhà triết học người Ionia Thales cũng được biết là đã nghiên cứu triết học ở Lưỡng Hà.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn minh cổ Babylon http://www.britannica.com/EBchecked/topic/285248/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/293553/I... http://www.halloran.com/babylon1.htm http://jewishencyclopedia.com/view.jsp?artid=51&le... http://www.sacred-texts.com/ane/rbaa.htm http://www.speechisfire.com/ http://ancientneareast.tripod.com/Old_Kingdom_of_B... http://adsabs.harvard.edu/abs/2016Sci...351..482O http://www.math.tamu.edu/~don.allen/history/babylo... http://fax.libs.uga.edu/BL1620xB7/